Quan niệm: Đạo và Đắc Đạo? Thánh và Hiển Thánh? Thần, Tiên?

30/6/17
(iini.net) Dưới đây là giải thích những quan niệm về Đạo và Đắc Đạo là gì? Thánh là ai?Hiển Thánh là sao?,... do bác Giáo Sư, Viện Sĩ Lương Ngọc Huỳnh chia sẽ.

Đạo và Đắc Đạo là gì?
Đạo và Đắc Đạo là gì? (ảnh: internet)

1- Đạo và Đắc Đạo


Người ta cứ nghĩ đạo là một cái gì ghê gớm lắm và phải thế nào mới đắc đạo? Đạo đơn giản lắm nó là một con đường cho ta đi tới tương lai tốt nhất trong cuộc sống, cho ta suy nghĩ và hành động. Suy nghĩ đúng, hành động đúng, có kết quả tốt đẹp đó là đắc đạo.

Có người bảo tham sân si, tranh đoạt, cố chấp v.v... thì không đắc đạo được, vậy chẳng lẽ cứ phải buông xả hết mới đắc đạo ư? Có ai trên đời buông xả mà đắc đạo chưa? Bất kỳ đạo nào cũng hướng con người đến với sự thành đạt, hạnh phúc, và thịnh vượng, không có đạo nào muốn con người bi ai, khổ cực...!


2- Thánh và Hiển Thánh


Người ta lại nghĩ Thánh là một cái gì đó ghê gớm lắm, và phải thế nào mới thành thánh? Đơn giản lắm, Thánh là người làm những việc tốt đẹp mang lại lợi ích cho nhiều người, được nhiều người ca tụng thì gọi là thánh.

Hiển Thánh là một ai đó khi chết đi vẫn có uy lực linh thiêng, vẫn giúp được nhiều người khi họ cầu đến, làm cho mọi người kính phục mà thờ phụng thì người đó hiển thánh.

Nếu nhiều người thờ phụng thì uy lực hiển thánh của người đó càng vĩ đại, đức Phật, đức Chúa được cả thế giới thờ phụng nên uy lực của các vị vĩ đại. Các vị thánh khác ít người thờ phụng hơn thì uy lực cũng có giới hạn hơn.

Vậy người dân thường có thể hiển thánh không? Tôi trả lời là có.

Những người có công với làng xóm khi chết được thờ làm thành hoàng, những người làm việc tốt khi chết được dân thờ phụng lại hay báo mộng, hay giúp đỡ người khác gặp may mỗi khi họ cầu đến thì họ cũng là những vị thánh, tuy rằng uy lực có thể không mạnh nhưng ít nhất họ cũng đã hiển thánh trong lòng một nhóm người.

Tóm lại Thánh là người thật khi sống có suy nghĩ tốt và làm nhiều điều tốt được người dân tôn kính lập đền thờ và phong thánh, nhưng cũng có những người khi sống họ chẳng giúp ai, lúc chết hễ ai đến thắp nén nhang thờ họ thì họ giúp đỡ mà ta gọi là phù hộ thế là họ cũng hiển thánh trong lòng những người được phù hộ.


3- "Thần, Tiên" Là do trí tưởng tượng của con người ám thị.


Các vị thần tiên không làm kiếp người, họ có thể do con người tưởng tượng ra, hoặc họ có thể tồn tại ở một không gian khác mà con người chưa biết đến, nhưng mỗi khi con người cầu đến thần tiên thì đều thấy ứng nghiệm, từ đó hình thành tư duy tôn kính các vị thần tiên đó.

Do vậy con người là yếu tố quyết định cuối cùng, ta tin điều gì thì điều đó sẽ đến, trên thế giới có hàng trăm đạo khác nhau đó là do niềm tin của con người hướng tới những đạo đó, trên thế giới có hàng nghìn hàng vạn vị thần, tiên, thánh... ai giúp được họ thì vị đó là thần, tiên, thánh trong lòng của họ.

Vậy vị thánh gần ta nhất là ai? Đó chính là cha mẹ người sinh ra mình, thầy cô là người dạy bảo cho mình nên người.

Vị vua quan nào làm tốt cho dân, dân kính trọng thì vị đó là thánh của dân.

Vị vua quan nào không làm tốt cho dân, dân khinh miệt thì vị đó là ma quỷ của dân.

Đây là ý kiến cá nhân của tôi để mọi người đọc và tham khảo, vậy nên chúng ta đừng buông xả, chúng ta cần phải đấu tranh để cho cái chính nghĩa, cái đúng luôn tồn tại, còn cái xấu, cái không đúng phải bị tiêu diệt! Đó chính là đạo của con người, Thượng Đế là trạng thái có mà không, không mà có, ai tin thì có, ai không tin thì không, Thượng Đế ở trong mọi suy nghĩ và hành động của chúng ta.

Cảm ơn Thượng Đế, Thần Tiên, Cha Mẹ, Thầy Cô.
Hà Nội 28-6-2017
Dương Ngọc Thái
Dương Ngọc Thái
Bạn vừa xem Quan niệm: Đạo và Đắc Đạo? Thánh và Hiển Thánh? Thần, Tiên? trên trang web iini.net, được thành viên Dương Ngọc Thái biên tập vào lúc 2017-06-30T10:37:00+01:00 [nội dung đã được chỉnh sửa/cập nhật gần đây nhất vào lúc 2018-12-18T15:31:54Z].
Bạn có thể tìm thấy nhiều bài viết liên quan trong danh mục:
Hãy chia sẻ bài viết này lên mạng xã hội nếu bạn thấy hay nhé!
Chia sẻ lên Facebook
Có 0 bình luận cho bài viết "Quan niệm: Đạo và Đắc Đạo? Thánh và Hiển Thánh? Thần, Tiên?"
Sửa bài đăng