Từ rất xa xưa, các bộ lạc nguyên thuỷ trên trái đất đã sáng tạo ra các ký hiệu nhận biết trong mọi trạng thái từ thần linh đến những giá trị thực tồn tại của loài người.
Trong đó Đạo Giáo đóng vai trò tiên phong trong các phép sử dụng dấu pháp.
Ở Đạo giáo, dấu là một phép khí đặc biệt, nó được coi như dấu của Thần Tiên hay còn gọi là "Thần Ấn" tượng trưng cho quyền uy của thần tiên trên trời.
Các nguyên vật liệu để làm dấu bao gồm: Đá-Ngọc-Mộc-Đồng-Bạc-Vàng... Nếu là dấu mộc thì tốt nhất là dấu được làm từ cây táo bị sét đánh (theo quan điểm của đạo giáo).
Cách đây hơn 2000 năm sau đời Đông Hán tương đương với thời Vua Hùng của Việt Nam thì dấu phép đã phát triển mạnh ở Trung Quốc và Việt Nam cùng một số nước châu Á. Ngay từ khi chưa có Đạo giáo chính thức thì dấu phép đã được các dân di cư phổ biến, sau đó Đạo giáo đã tiếp thu và thuyết minh lại những quy luật của vũ trụ vạn vật với quan niệm rằng: Các phép được truyền đến trái đất qua các sinh vật và thần tiên từ thời thượng cổ nguyên thuỷ, tuy rằng lúc đó chưa có lý luận nhưng uy lực của nó đã phát huy mạnh mẽ.
Lịch sử & ý nghĩa của Dấu Phép, Đóng Dấu. |
Khi nhân loại văn minh, các tôn giáo phát triển trong đó Đạo giáo không nổi tiếng như Đạo Phật, Đạo Thiên chúa nhưng ở các nước phương đông thì pháp thuật Đạo giáo lại phát triển rất mạnh, đã có nhiều tôn giáo tiếp thu các phép này, một số nghi thức Phật giáo đã sử dụng dấu pháp. Các tôn giáo nguyên thuỷ Tây Tạng cũng sử dụng các nghi thức và phép của Đạo giáo.
Căn cứ vào dấu của đạo giáo được chia thành bốn loại sau:
1- Dấu tên của thần tiên hoặc các cơ quan trên trời làm văn ấn.
2- Dấu dùng bùa phép làm thành dấu ấn.
3- Dấu lấy các kinh văn làm thành dấu ấn.
4- Dấu chức danh của các đạo, tượng trưng cho các pháp môn, hoặc là dấu được truyền nhân nhiều đời, là bằng chứng, vật tín cho pháp môn hay truyền nhân đó.
B- Ý nghĩa:
1- Dấu để tạo uy lực mạnh mẽ, tăng thêm sức uy linh cho phép, đồng thời dấu là phương tiện chính danh để báo cáo lên thần tiên trên trời, giống như những con dấu đại diện cho sự chính danh của các cơ quan hạ giới.
2- Dấu để kêu gọi thần tiên đuổi ma tà bệnh khí nhằm bảo vệ con người, và dùng cho các nghi lễ thờ cúng trước ban thờ.
3- Dấu được sử dụng trong việc bài bố phong thuỷ để trấn tà khí, làm thay đổi khí trường trong căn nhà hoặc nơi bài bố phong thuỷ.
4- Dấu phép là một tính chính danh không thể thiếu trong đạo giáo, cũng không thể thiếu trong các nghi thức khác, đồng thời dấu cũng không thể vắng mặt trong mọi hoạt động của các cơ quan hành chính sự nghiệp hạ giới.
C- Đóng dấu như thế nào:
1- Tâm ấn: Có nghĩa là khi đóng dấu trường khí và pháp lực phải được dẫn truyền từ tâm.
2- Chắc tay ấn: Có nghĩa là người đóng dấu phải quyết định chính xác, mạnh mẽ, quyết đoán tạo ra pháp lực vô biên có tính lan toả kinh thiên động địa.
3- Pháp ấn: Có nghĩa là trước khi in mực vào dấu, người đóng dấu phải niệm pháp ấn đó hoặc phép đó vào khay mực rồi mới áp dấu lên mực như một hình thức quán tưởng phép lực của bản thân, sau khi đã in mực và phép khí vào dấu thì đóng mạnh, dứt điểm vào văn ấn hay phép văn.
Tôi viết bài này như một bài giảng cho các đệ tử của mình thuộc trường phái phong thuỷ Lương Ngọc Huỳnh hay còn gọi là "Lâm Sơn Động Pháp" đồng thời cũng chia sẻ công khai tới quý bạn đọc để chúng ta chiêm nghiệm.
Các bạn thấy hay và đúng thì có thể chia sẻ bài viết rộng rãi để mọi người cùng biết.
Mọi ý kiến khen, chê tôi đều tiếp thu và cảm ơn các bạn.
Hà Nội ngày 15-4-2016
Võ sư. Gs-Vs Lương Ngọc Huỳnh