Hiện tượng kiệu bay khi rước kiệu trong các lễ hội

22/4/16
(iini.net) Ở miền Bắc nước ta có nhiều lễ hội văn hoá vào dịp cuối năm và đầu năm. Trong đó tục lệ "rước kiệu" khá phổ biến ở các làng vì theo quan niệm từ xưa, mỗi làng đều có một ông thành hoàng và tiệc làng thường rước kiệu đưa ông thành hoàng đi từ đình, sang miếu, sang đền v.v..

Các thanh niên khoẻ mạnh chưa vợ thường được chọn để khiêng kiệu. Số người khiêng kiệu tuỳ thuộc vào kiệu lớn hay nhỏ và đoạn đường đi xa hay gần, quần áo lễ hội cũng được trang trí theo văn hoá của từng làng chủ yếu là các màu xanh, đỏ, vàng.

Có một hiện tượng trong các dịp lễ này là "Kiệu Bay" nghĩa là đoàn người khiêng kiệu chạy hoặc quay tứ tung thậm chí nhảy cả xuống ruộng, xuống ao và vào các ngõ nghách ở nhiều địa hình phức tạp mà kiệu không đổ làm cho nhiều người bán tín bán nghi và có hai luồng dư luận trong xã hội. Có người không tin, có người tin.

Kiệu bay khi rước kiệu
hiện tượng kiệu bay.

Người không tin thì bảo:
"Chắc là mấy thằng khiêng kiệu bày trò, nếu thiêng thật thì thử đặt kiệu xuống đất xem nó có tự bay, tự quay được không"?!

Người tin thì bảo:
"Thế tại sao nó chạy như bay lao xuống cả hố nước, ruộng nước, mà không ai ngã không đổ kiệu, làm sao mà tất cả người khiêng kiệu ăn ý được trong lúc khiêng kiệu"?

Việc này quả thật không dễ giải thích. Nhưng xét cả hai khía cạnh tôi xin tạm giải thích phần nào để các bạn cùng tham khảo như sau:

1- Quan điểm chung:
- Nếu đặt kiệu xuống đất thì kiệu sẽ không tự bay lên được.
- Kiệu chỉ bay hoặc chạy khi có nhiều người khiêng.
- Nếu người khiêng đều là quân đội hoặc công an có kỷ luật thì kiệu cũng không thể bay hoặc chạy lung tung.
- Kiệu chỉ bay hoặc chạy khi những người khiêng muốn chạy và mất kiểm soát về ý thức.
- Kiệu cũng chỉ bay hoặc chạy khi trong số những người khiêng có một vài người có ý thức điều khiển và chủ động điều khiển, những người còn lại chạy theo quán tính và hội chứng đám đông.
- Kiệu không đổ hoặc không rơi là vì kiệu được cột chặt với đòn khiêng và ngai không có người ngồi cũng được buộc chặt. Nên khi mất thăng bằng kiệu cũng không rơi.

Hiện tượng kiệu bay khi rước kiệu trong các lễ hội
Hiện tượng kiệu bay khi rước kiệu trong các lễ hội.

2- Quan điểm về tâm linh:
- Linh hồn của thánh thần không tự nói mà thường mượn người thật để thông qua đó truyền tải thông tin giống như áp vong, gọi hồn, lên đồng v.v...
- Linh hồn của thánh thần không tự nhấc kiệu chạy mà phải dựa vào sức người bởi nếu tự nhấc kiệu chạy được thì cũng tự linh hồn ấy có thể tiêu diệt những kẻ bất lương.
- Dạng năng lượng tâm linh là có thật nhưng phải có những yếu tố hỗ trợ đó là sức người, sức gió, hay thông qua các vật chất chuyền tải thông tin như thần chú, đọc kinh, vẽ bùa v.v...

Vậy nên ta hãy coi đây như một giá trị văn hoá dân gian vùng miền và không bàn thêm nhiều ai thích tin thì cứ tin, ai không thích tin thì cứ không tin hãy để những giá trị ấy trong tư duy và nhận thức của mỗi người. Nếu chúng ta cứ bắt buộc phải nói là có hay không thì cũng giống như ta hỏi nhau là có ma hay không có ma?.

Quan điểm của tôi về phép thuật là có thật, linh hồn là có thật, năng lượng là có thật, ai gặp rồi thì tin ai chưa gặp thì chưa tin, và nghĩa vụ của chúng ta là quan sát và theo dõi đồng thời nghiên cứu sâu hơn nữa để những giá trị ấy sẽ mãi mãi trường tồn.

(Tôi có xem một số vidieo kiệu bay thì đại đa số là do mấy người khiêng kiệu xui nhau diễn trò lừa đảo thiên hạ. Nếu mượn thần thánh để diễn trò mua vui chắc chắn những làng đó gặp nhiều tai hoạ. Nên tôi chỉ mong các bạn nếu có ai được vinh dự khiêng kiệu hãy nghiêm túc đừng diễn trò mà tự rước hoạ vào bản thân và gia đình )
Xin cảm ơn các bạn!
Võ sư. Gs-Vs Lương Ngọc Huỳnh
Trịnh Thanh Biên
Trịnh Thanh Biên
Bạn vừa xem Hiện tượng kiệu bay khi rước kiệu trong các lễ hội trên trang web iini.net, được thành viên Trịnh Thanh Biên biên tập vào lúc 2016-04-22T00:28:00+01:00 [nội dung đã được chỉnh sửa/cập nhật gần đây nhất vào lúc 2018-10-09T14:50:21Z].
Bạn có thể tìm thấy nhiều bài viết liên quan trong danh mục:
Hãy chia sẻ bài viết này lên mạng xã hội nếu bạn thấy hay nhé!
Chia sẻ lên Facebook
Có 0 bình luận cho bài viết "Hiện tượng kiệu bay khi rước kiệu trong các lễ hội"
Sửa bài đăng